Mã vạch là gì - Máy quét mã vạch hoạt động ra sao?

Là người tiêu dùng, chúc ta có thể thấy mã vạch và máy quét mã vạch được sử dụng mọi lúc mọi nơi: tại cửa hàng bán lẻ, thuê xe, tại các sự kiện, trên gói hàng, sản phẩm, bì thư hay hàng hóa ... Mã vạch ở tất cả mọi nơi xung quanh cuộc sống chúng ta.

Tác dụng của mã vạch

Mã vạch là những dòng và khoảng trống trên nhãn sản phẩm, các hệ thống mã vạch và quét mã vạch giúp các doanh nghiệp thoi dõi một lượng thông tin đang kinh ngạc, từ đó năng suất quản lý và làm việc hiệu quả. Bạn sẽ cải thiện quy trình hoạt động bằng cách hiểu mã vạch hoạt đông như thế nào và cách áp dụng chúng trong quản lý số lượng, tồn kho và quy trình vận hành.

Mã vạch

Mã vạch được sử dụng để mã hóa thông tin của một sản phẩm hay dịch vụ trên một mẩu trực quan có thể nhìn thấy được bằng mắt (hoặc không*)
* có một số loại mã vạch không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải có thiết bị chuyên dụng để đọc hiểu được nó
Mã vạch được sử dụng vì nhiều lý do khác nhau bao gồm theo dõi sản phẩm, giá cả hay số lượng tồn kho ... các số liệu này kết hợp cùng hệ thống phần mềm và máy tính xử lý tập trung để đưa ra báo cáo mà những việc này nếu quản lý bằng sổ sách là điều không thể làm được, giúp đơn giản hóa công việc, tăng năng suất và giảm thời gian quản lý.

Và tháng 6 năm 1974, mã vạch lần đầu tiên được xuất hiện là trên một gói kẹo cao su của công ty Wrigley. Ngày nay, mã vạch có thể tìm thấy được hầu như mọi mặt hàng hóa trên thị trường, trong mọi lĩnh vực kinh doanh: Vận tải, sản xuất, bán hàng ... Các công ty doanh nghiệp lớn hầu như đều áp dụng mã vạch trong quá trình sản xuất, vận chuyển và hoạt động của sản phẩm của công ty mình: Như Wal-mart và Amazon sử dụng mã vạch để theo dõi các đơn hàng, vị trí đơn hàng, hàng hóa của họ, mọi thông tin này được đưa lên hệ thống theo dõi được mọi lúc mọi nơi.
Có hai loại mã vạch: Tuyến tính và 2D
Mã vạch được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là mã UPC (một phân mảng nhỏ của mã vạch tuyến tính), là mã vạch tuyến tính được tạo thành từ hai phần gồm 12 chữ số, sáu số đầu tiên của mã vạch là số nhận dạng của nhà sản xuất, năm chử số tiếp theo đại diện cho số của mặt hàng đó, số cuối cùng được gọi là chữ số cho phép máy quét mã vạch “đọc” dữ liệu chính xác hay không
Vã vạch tuyến tính có thể chứa bất kỳ thông tin văn bản nào. Ngược lại mã vạch 2D phức tạp hơn và bao gồm nhiều thông tin hơn trong đoạn mã như: giá, số lượng, địa chỉ, web, hình ảnh ...
Một máy quét mã vạch tuyến tính không thể đọc được mã vạch 2D nhưng ngược lại máy quét mã vạch 2D có thể đọc tốt mã vạch tuyến tính, bù lại chi phí để trang bị máy quét mã vạch 2D lại cao hơn nhiều lần so với máy quét mã vạch tuyến tính. Mã vạch 2D phổ biến là mã QR có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin so với mã vạch 1D

Máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch thường được cấu tạo từ ba phần khác nhau bao gồm hệ thống chiếu sáng, cảm biến ánh sáng và bộ giải mã
Nói chung, mã quét mã vạch “quét” các phần tử màu đen và trắng của mã vạch bằng cách chiếu sáng mã bằng đèn đỏ, sau đó được giải mã thành văn bản đã được mã hóa trước đó. Cụ thể hơn, cảm biến trong máy quét mã vạch phát hiện ánh sáng phản chiếu từ đèn chiếu sáng (tia hồng ngoại màu đỏ) và tạo ra tín hiệu tương tự được gửi tới bộ giải mã, sau đó bộ giải mã tiếp nhận và phân giải tín hiệu, xác nhận mã vạch bằng cách sử dụng chuỗi số kiểm tra và chuyển đổi nó thành văn bản đã được mã hóa trước đây. Sau đó văn bản này được máy quét truyền tới hệ thống phần mềm máy tính thông qua cổng USB hoặc blutooth wifi ... đang nắm giữ cơ sở dữ liệu lưu trữ của mã vạch này và trả về cho người dùng kết quả mong muốn.
Công ty của bạn có cần giải pháp cải thiện hiệu quả làm việc và năng suất lao động không? Hay cần hiểu thêm về cách hoạt động và quy mô áp dụng hệ thống mã vạch thông minh phù hợp với đơn vị, quy cách vận hành và lĩnh vực kinh doanh. Truy cập phanmemdantri.com để tìm hiểu thêm chi tiết hoặc liên hệ mr Thành 0908 278 807 để được tư vấn giải pháp miễn phí.
Email: phamchithanh2@gmail.com/ Blog: thanhpc.com
Dịch thuật và edit by Thành Phạm

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn