Cách mạng công nghiệp 4.0 là từ khóa bạn bắt gặp ở khá nhiều nơi, từ tin tức, báo đài cho đến con đường truyền miệng người ta hay nói với nhau hằng ngày, trong nhiều năm trở lại đây. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Nó đóng vai trò như thế nào đến sự phát triển của công nghệ số nói riêng và nền công nghệ tại Việt Nam nói chung trong những năm gần đây? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ!

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh số 4.0 chính vì trước đây đã có 3 cuộc cách mạng tương tự từng diễn ra: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) khi loài người phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh hơn; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuất hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ chúng ta có được nhờ cuộc cách mạng này.
Hhi
Trên cơ sở đó, thế giới không dừng lại ở các trang lịch sử đó mà tiếp tục chuyển động, kéo theo sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4! Được nhem nhóm từ những năm 2000 và đến này đã có những sự bùng nổ to lớn, cuộc cách mạng thứ 4 là cuộc cách mạng nghiên về các công nghệ số, Internet.
Hhi2
Năm 2013, khái niệm Công nghiệp 4.0 xuất hiện trong một báo cáo của Đức nhằm đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa sản xuất mà không còn cần đến sự tham gia của con người. Tính đến năm 2017, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức, lan rộng ra nhiều nước và trở thành một xu thế tất yếu của việc phát triển kinh tế, xã hội…
Hhi3
Bằng chứng là các quốc gia phát triển trong vài năm qua đều dã có các chương trình cho riêng mình về sản xuất dựa trên những tiến bộ của khoa học và công nghệ. Nước Mỹ có “Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến”, Nước Pháp có “Bộ mặt mới của công nghiệp nước Pháp”, Hàn Quốc có “Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai”, Trung Quốc có “Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025”. Nhật Bản có “Xã hội thông minh 5.0″…
Các lĩnh vực mà cuộc cách mạng công nghiệp tác động đến bao gồm:
  • Lĩnh vực kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn.
  • Lĩnh vực vật lý: In 3D, Vật liệu mới, Robot cao cấp, xe tự lái.
  • Lĩnh vực công nghệ sinh học.
  • Lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Screen Shot 2016 12 03 At 9 54 33 Pm 1480777125086
Điều này cho thấy các quốc gia đều đã và đang chuẩn bị đón đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần 4. Vậy, sự ra đời của cuộc cách mạng này mang lại những cơ hội cũng như thách thức gì cho các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?

Cơ hội và thách thức khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời

Cơ hội: 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người thường chỉ có trong thời gian giới hạn. Chính vì vậy, việc các công nghệ cao và máy móc thông minh sẽ tạo cơ hội cho con người làm việc và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách tận dụng những lợi thế mà cuộc cách mạng công nghệ 4 mang lại.
Img Sol IoT
Riêng tại Việt Nam, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định: “”Việt Nam hoàn toàn có thể tiến lên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vì chúng ta có lợi thế người đi sau, không vướng bận thành công trong quá khứ”. Giải thích rõ hơn về điều này, PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng Việt Nam dù đi sau nhưng vẫn có cơ hội phát triển từ công nghiệp 4.0 bởi chúng ta không phải tốn quá nhiều chi phí trong các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, thứ 3 cũng như không bị vướng bận các thành công quá lớn trong quá khứ mà có thể tập trung cho tương lai của mình.
Thách thức: 
Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh. Trong tương lai, người dân có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hơn, bởi những lĩnh vực thủ công giờ đây máy móc đều có thể tác động đến, thậm chí làm tốt hơn. Điều này đòi hỏi con người cần phải không ngừng trau dồi bản thân, khiến mình đứng ở vị trí cao hơn, có thể điều khiển được máy móc một cách thông minh và hợp lí thì mới không bị đào thải giữa rất nhiều công nghệ tiên tiến hiện nay.
Industry 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là xu thế có tác động đến phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Trong đó, một trong những công nghệ quan trọng là Dữ liệu lớn (Big Data). Đay được xem là là yếu tố cốt lõi để sử dụng và phát triển Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu nhanh tay nắm bắt được các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại, quốc gia có thể tạo được tiếng vang và tiến gần hơn với danh vị “cường quốc”, ngược lại, có thể sẽ bi tụt hậu thua thiệt nhiều hơn so với sự cách tân hiện đại từ các yếu tố của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 .

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn